Giáo dục Nhật Bản

Chế Độ Giáo Dục Nhật Bản

giáo dục nhật bản, giao duc cua nhat banNăm 1994 Nhật Bản cũng đã phê chuẩn “Điều ước về quyền lợi của trẻ em” được đưa ra tại Liên hiệp quốc năm 1989.
Trong điều ước này, việc bảo vệ quyền lợi được học của trẻ em qui định. Ở Nhật phụ huynh của trẻ em người nước ngoài không phải có nghĩa vụ cho con em được tiếp nhận giáo dục phổ thông, nhưng trẻ em thì có quyền được đi học.

Chế độ giáo dục Nhật Bản:
giáo dục nhật bản, giáo dục tại nhật bản
 
1/  Chế độ:
Chế độ giáo dục của Nhật cơ bản là trường tiểu học (cấp 1) 6 năm, phổ thông cơ sở (cấp 2) 3 năm, phổ thông trung học (cấp 3) 3 năm, đại học 4 năm (đại học ngắn hạn 2 năm).

2/  Giáo dục nghĩa vụ:
Trong các trường này, trường tiểu học và phổ thông cơ sở là giáo dục nghĩa vụ, toàn bộ trẻ em quốc tịch Nhật Bản bắt buộc phải nhập học và tốt nghiệp. Giáo dục là nghĩa vụ đối với công dân Nhật, nhưng trẻ em có quốc tịch nước ngoài từ 6 tuổi đến 15 tuổi đang sống ở Nhật thì nếu muốn, bất kể quốc tịch nào đi chăng nữa cũng có thể vào học các trường tiểu học và phổ thông cơ sở của địa phương với cùng một chi phí như trẻ em ở Nhật. Quý vị phụ huynh nên suy nghĩ đến tương lai của con em mà tiến hành việc nhập học và vào học một cách tích cực.

3/  Nguyên tắc:
Đa số các trẻ em của Nhật sau khi tốt nghiệp phổ thông cơ sở thì học tiếp lên phổ thông trung học và Đại học. Phổ thông trung học và Đại học thì trên nguyên tắc, người muốn học sẽ thi tuyển và vào học.
Ngoài ra, còn có trường mẫu giáo cho trẻ em trước khi vào học Tiểu học. Thêm nữa, có các trường chuyên tu và tổng hợp dạy kỹ thuật và kiến thức cần thiết để đi làm dành cho đối tượng chủ yếu là người đã tốt nghiệp phổ thông cơ sở và phổ thông trung học.




Hệ thống giáo dục Nhật Bản

Giáo dục Nhật bản được phân chia rõ theo từng cấp bậc học và độ tuổi như sau:
giáo dục nhật bản, chế độ giáo dục tại nhật bản
Tại Nhật Bản, đối với trẻ em đủ tuổi đi học thì các cơ quan nhà nước chủ động liên hệ thông báo đến từng gia đình sẽ tiến hành làm thủ tục, như khám sức khỏe, cung cấp sách vở,….chuẩn bị vào nhập học.
Tổng quát
Đối với mỗi học sinh Nhật Bản là 6 năm học tiểu học, 3 năm học Trung học cơ sở và 3 năm học Phổ thông trung học.
• Ở Nhật Bản vào ngày 1 tháng 4 hàng năm là ngày nhập học bậc tiểu học khi các bé mẫu giáo tròn 6 tuổi.
• Một năm học ở Nhật Bản bắt đầu từ tháng 4 và kết thúc vào tháng 3 năm sau.
• Đối với 1 bộ phận khối tiểu học, trung học cơ sở và phổ thông trung học của trường Quốc lập sẵn sàng cho thể chế nhận người nước ngoài hay các học sinh du học về nước thì hãy liên lạc cho Ủy ban nhân dân ở địa phương đó khi cần thiết.
• Sau khi tốt nghiệp phổ thông trung học, tuỳ thuộc vào nguyện vọng mà các em học tiếp lên Đại học, Cao đẳng hay là đi làm.
• Ngoài các trường: Tiểu học, Trung học cơ sở, Phổ thông trung học, Trung học chuyên nghiệp, Cao đẳng, Đại học, Cao học quốc lập thì cũng có cả khối các trường do tỉnh lập, dân lập.
• Nếu khuyết tật hay vì sức khoẻ hạn chế mà không thể theo học các trường thông thường thì các trường học dạy nghề theo kiểu vừa học vừa làm cũng có.

Bậc Tiểu học và Trung học cở sở:
giáo dục nhật bản, điều kiện giáo dục nhật bản

Bậc Tiểu học và Trung học là giáo dục bắt buộc nên những gia đình có con em mang quốc tịch Nhật bản, đủ tuổi đi học sẽ nhận được thông báo từ cơ quan nhà nước quản lý trên địa bàn sinh sống và tiến hành các thủ tục như khám sức khỏe…v.v. để chuẩn bị cho việc nhập học. Tuy nhiên đối với người nước ngoài do không phải là giáo dục bắt buộc nên hình thức thông báo nhập học cũng không giống với người Nhât. Nhưng nếu muốn theo học các trường quốc lập thì cần phải có đơn xin nhập học. Đơn xin nhập học sau khi nộp sẽ được thông báo lại sớm trước khi nhập học và đối tượng xin học phải tiến hành các thủ tục đăng kí như là giấy chứng nhận đăng kí của người nước ngoài (của con em mình), giấy thông báo nhập học và mang đến trụ sở hành chính của thành phố, quận, huyện sở tại. Với trường hợp nhập học tại trường do tỉnh lập thì không mất học phí nhưng phải mất tiền ăn. Hầu hết khi học trong các trường Tiểu học và Trung học cơ sở Quốc lập thì có thể học Đại học mà không cần thi tuyển đầu vào. Trường hợp công dân trên 16 tuổi chưa có quốc tịch Nhật Bản hoặc người lao động học bổ túc trung học vào buổi tối cũng có thể học đại học. Đối với những người không thể tốt nghiệp Tiểu học hay Trung học ở nước mình cũng có thể học Đại học. Hoàn toàn không cần lo lắng về học phí hay trình độ học vấn.

Bậc THPT, Cao đẳng, Đại học:
giáo dục nhật bản, điều kiện giáo dục của Nhật

Sau khi tốt nghiệp THCS bạn có thể học tiếp lên PTTH (Cấp 3) hay trường trung học chuyên nghiệp (trường nghề). Tuy nhiên vì không phải là giáo dục bắt buộc nên nếu muốn học tiếp lên thì phải đăng kí dự tuyển. Trường PTTH học trong 3 năm (đối với hình thức học bán thời gian hay học từ xa phải mất trên 3 năm).

Dưới đây là một vài hình thức học.
• Phổ thông trung học
• Trung học dạy các kĩ năng chuyên môn để đi làm trong các môi trường đặc biệt như trường Trung học Nông nghiêp, Trung học công nghiệp, Trung học thương mại.
• Trường Trung học chuyên nghiệp (trường trung cấp dạy nghề). Chương trình học này gọi là Trung học chuyên nghiệp kéo dài 5 năm, học chuyên sâu hơn về chuyên môn. Một số ngành học thuộc lĩnh vực chuyên môn như là công nghiệp, điện từ, hàng hải. Tuy nhiên ở Tokyo không có chuyên ngành điện từ. Học viên sau khi tốt nghiệp thì có thể đi làm và tiếp tục học là liên thông lên Đại học.
• Trường trung học bán thời gian và trung học từ xa. Trong trường hợp nhưng người đang đi làm muốn học trung học vào giờ nghỉ trưa có thể tham gia học trung học bán thời gian hay buổi tối có thể tham gia học từ xa tại nhà. Do có thể lựa chọn thời gian học cho phù hợp nên những người không đăng kí học hoặc đang học giữa chừng cũng có thể tiếp tục học bình thường.
• Sau khi tốt nghiệp phổ thông trung học thì vẫn có tư cách dự thi Cao đẳng hay Đại học.
• Dù không tốt nghiệp Phổ thông trung học nếu tham dự thi kỳ thi xác nhận trình độ Phổ thông trung học thì cũng có thể đủ tư cách dự thi Cao đẳng hoặc Đại học.
• Trường Cao đẳng học trong 2 đến 3 năm còn Đại học là học 4 đến 6 năm. Sau khi tốt nghiệp trường Trung cấp nghề thì có thể học liên thông lên Đại học trong 3 năm.
• Ngoài ra, sau khi tốt nghiệp Đại học cũng có thể học lên Cao học nếu muốn học nâng cao về chuyên môn. Thời gian học Cao học là 2 năm (Trình độ Thạc sĩ).

Độ tuổi đi học tại Nhật Bản:
giáo dục nhật bản, điều kiện giáo dục của Nhật Bản
So sánh giáo dục giữa Việt Nam và Nhật Bản:
điều kiện giáo dục của nhật bản



Du học Nhật Bản có được đi làm thêm không?
Em muốn đi du học Nhật Bản vừa học vừa đi làm có được không? Điều kiện để du học tại Nhật như thế nào? Trong thời gian du học, nhà trường có tạo điều kiện cho em làm thêm không? Thời gian học và thời gian làm việc thế nào? (duyen, friendboy80@ )

- Trả lời của Công ty du học Hiền Quang:
Du học Nhật Bản Vừa đi học vừa đi làm, là cách thức áp dụng rất nhiều của các bạn du học sinh đang học tập và làm việc tại Nhật Bản. Như vậy em có thể đi du học tại Nhật vừa đi học và đi làm cũng giống như những anh chị trước đã và đang sống học tập và làm việc hiện tại ở Nhật.
Ban đầu sang em phải học tại trường tiếng từ 1 đến 2 năm sau đó chuyển lên học chuyên ngành, học Nghề, CĐ, ĐH. Vì em là sinh viên ngoại quốc nên các trường tại Nhật điều có bộ phận hướng dẫn hỗ trợ sinh viên, như vậy nếu em có nhu cầu đi làm thêm nhà trường sẽ giới thiệu việc làm thêm cho em.

Thời gian đi học: Từ 3 giờ đến 3,5 giờ/ ngày
Thời gian đi làm: Từ 4 giờ đến 8 giờ/ ngày
Thu nhập: Từ 1200 USD đến 2000 USD/ tháng

ĐIỀU KIỆN DU HỌC NHẬT BẢN
•    Tốt nghiệp THPT trở lên
•    Có chứng chỉ tiếng Nhật tương đương N5 trở lên

HỒ SƠ DU HỌC GỒM CÓ
1.   Giấy khai sinh (1 bản sao gốc)
2.   Bằng THPT hoặc Trung cấp, CĐ, ĐH "nếu có'' (1 bản sao + gốc)
3.   Học bạ THPT hoặc bảng điểm Trung cấp, CĐ, ĐH "nếu có" (1 bản sao + gốc)
4.   Chứng nhận tiếng Nhật "nếu có" (1 bản sao + gốc)
5.   Hộ chiếu (1 bản sao + gốc)
6.   Chứng minh nhân dân (1 bản sao)
7.   Sổ hộ khẩu (1 bản sao)
8.   Sổ quyền sử dụng đất  (1 bản sao)
9.  Giấy khám sức khỏe (1 bản gốc)
10.  8 ảnh (3x4) và 8 ảnh (4x6) (mới chụp)
11. Chứng minh nhân dân của Bố và Mẹ (1 bản sao)
12.  Nếu là Tu Nghiệp Sinh “TNS” phải nộp (Hộ chiếu, chứng nhận “TNS”, Sơ yếu lý lịch, Hợp đồng “TNS”)

Nếu hồ sơ du học sinh không đáp ứng được 1 trong các thủ tục như trên, hãy liên hệ với Công ty chúng tôi để được trợ giúp.


Học Nghề, Cao Đẳng, Đại Học, Cao Học Tại Nhật Bản Bao Lâu?
Để du học Nhật Bản, học sinh phải học tại trường tiếng ở Nhật từ 1,5 năm đến 2 năm mới có thể thi vào trường đại học. Sau đó, chuyển lên học tại các trường Dạy Nghề, Cao Đẳng hay Đại Học, cũng có một số ít trường Đại Học yêu cầu thi nên việc chọn vào học tại các trường có chuyên ngành mà mình muốn học bạn nên xem kỹ trường đó có yêu cầu thi hay không.

Riêng nghiên cứu sinh, phần lớn chỉ xét hồ sơ là cho nhập học (trước khi nộp đơn phải tìm giáo sư nhận hướng dẫn). Còn cao đẳng, trường kỹ thuật - chuyên nghiệp thì tổ chức thi tuyển hoặc xét hồ sơ căn cứ trên kết quả thi tiếng Nhật, thi môn học... Sinh viên tốt nghiệp cao đẳng, nếu hội đủ điều kiện Bộ GD&ĐT quy định có thể học lên ĐH.

Thời gian các hệ học

Đại học: Sinh viên chính thức học 4 năm, nhưng học ngành y, nha, thú y học 6 năm. Sinh viên dự thính học một môn học đặc thù nào đó; điều kiện nhập học và số môn học được chấp nhận do dự thính tùy theo mỗi trường.

Sau đại học: Chương trình master học 2 năm và chương trình tiến sĩ (doctor) học 5 năm. Chương trình tiến sĩ phần lớn chia thành: Chương trình tiền kỳ tương đương với master (2 năm), và chương trình hậu kỳ (3 năm). Chương trình học lấy tiến sĩ của y, nha khoa và thú y là 4 năm. Tùy theo trường ĐH, thời gian quy định học lấy tiến sĩ có thể khác nhau.

Cao đẳng: Học 2 năm, nhưng có khoa như điều dưỡng học 3 năm. Trường kỹ thuật - nghiệp vụ: là trường dạy nghề, học từ 1 đến 3 năm (nhưng phần lớn học 2 năm). Trường trung học chuyên nghiệp: dạy nghề 5 năm (có môn học lâu hơn), dành cho đối tượng là học sinh đã tốt nghiệp trung học cơ sở.

Để tốt nghiệp ĐH trong 4 năm, sinh viên thường phải lấy được trên 124 môn học; thời gian 6 năm, sinh viên ngành y, nha khoa phải có trên 188 môn học, ngành thú y phải có trên 182 môn học. Về cao học (trên 2 năm), sinh viên cần có trên 30 môn học. Đối với cao đẳng, học 2 năm trở lên, cần có trên 62 môn học; nếu học 3 năm, cần có trên 92 môn học. Còn tốt nghiệp trường kỹ thuật thì thông qua kết quả kỳ thi cuối khóa, thi cuối năm học của trường.

Có 2 cách xin học bổng: Nộp đơn ở nước ngoài trước khi đến Nhật và nộp đơn sau khi đến Nhật. Hầu hết đối tượng nhận học bổng là sinh viên ĐH, nhà nghiên cứu. Ít có loại học bổng nào cấp toàn bộ kinh phí cho việc du học, phần lớn chỉ trợ cấp sinh hoạt phí, một phần tiền học nên người dự thi đi du học phải tính kỹ mọi phí tổn, chứ không thể chỉ dựa vào học bổng.


Du Học Nhật Bản Sự Lựa Chọn Sáng Suốt

DU HỌC NHẬT BẢN 2013. Công ty tư vấn du học Hiền Quang chính thức thông báo với toàn thể những ai mong muốn có cơ hội được học tập và làm việc tại đất nước của sứ sở hoa anh đào : Tuyển sinh du học Nhật Bản, đây là chương trình du học vừa học vừa làm.

YÊU CẦU DỰ TUYỂN :
Nam, Nữ tuổi từ 18 đến 30. (Những bạn dưới 18 tuổi, đang học cấp 3 cũng có thể đăng ký du học tại Công ty tư vấn
du học Nhật Bản Hiền Quang. Chúng tôi sẽ tiếp nhận hồ sơ với những ai tốt nghiệp PTTH, Trung Cấp, Cao đẳng, Đại học.

Nếu bạn biết tiếng Nhật là một lợi thế khi xin Visa du học Nhật Bản. Nếu bạn không biết tiếng Nhật sẽ được đào tạo công ty.

NHẬT BẢN – Chương trình Tu Nghiệp Sinh.
Trước đây tôi đã từng viết một bài về chương trình “Tu Nghiệp Sinh” tại Nhật Bản, tuy nhiên vẫn còn rất nhiều bạn trẻ băn khoăn hỏi chúng tôi về “sự lựa chọn giữa 2 con đường là “
du học Nhật Bản” và “Tu Nghiệp Sinh” thì con đường nào là đúng đắn nhất..??”
Để trả lời câu hỏi này, chúng tôi chúng tôi xin điểm qua những nét chính của hai chương trình này.

Chương trình đi tu nghiệp sinh như thế nào?
Tu Nghiệp Sinh (TNS) là chương trình mà chính phủ Nhật Bản viện trợ, giúp đỡ cho Việt Nam đào tạo chuyên gia trong các lĩnh vực Nghề, Sản xuất máy móc….v.v…, đồng thời giúp các Xí nghiệp của Nhật Bản đang thiếu nhân công trầm trọng một lượng nhân công giá rẻ từ các nước đang phát triển. Theo tinh thần hợp tác thì TNS sẽ học và làm việc ở Nhật là 3 năm. Sau khi sang Nhật trong 10 tháng đầu tiên sẽ là huấn nghệ và họ sẽ nhận tiền trợ cấp huấn nghệ khoảng 70,000 yên/ tháng đến 80,000 yên/ tháng. Sau 10 tháng huấn nghệ nếu thi đậu bằng nghề của Nhật thì sẽ được chuyển sang tư cách gọi là “Thực Tập Sinh”, được trả lương tương đương với mức lương người Nhật tập sự trong vòng 26 tháng còn lại khoảng 120,000 yên – 140,000 yên/ tháng. Thông thường khi TNS sang Nhật thì toàn bộ chi phí họ không phải trả gì hết. “Nghiệp đoàn” tiếp nhận TNS cũng sẽ được chính phủ trả tiền trợ cấp cho công việc huấn nghệ. Thế nhưng nếu bạn muốn đi TNS và qua các công ty môi giới ở Việt Nam, thông thường họ sẽ thu của bạn từ 6.000 USD đến 8.000 USD
Tuy nhiên, việc sang Nhật Bản theo hình thức Tu Nghiệp Sinh hiện tại cũng rất khó do có các quy định mới của nghiệp đoàn như: Tay nghề cao, chiều cao, cân nặng, sức khỏe, trình độ tiếng Nhật..v.v… Bên cạnh đó, để tìm được “đơn hàng” phù hợp cũng khiến không ít bạn trẻ chờ đợi hàng năm trời mà chưa được đi TNS.

So sánh giữa “du học Nhật Bản” và “Tu nghiệp sinh”
Ưu điểm của du học Nhật Bản so với TNS:
Du học Nhật Bản, bạn được phép đi làm thêm tối thiểu 28h/1 tuần. Mức lương tối thiểu khoảng 120,000 yên/ 1 tháng (khoảng 32 triệu đồng). Nếu so với lương làm việc của TNS thì mức lương của du học sinh cao hơn.
Không chỉ trong suốt quá trình học tập tại Nhật Bản (từ 4 năm đến 6 năm), mà sau khi học xong tại Nhật Bản, bạn được phép ở lại làm việc tại Nhật Bản không giới hạn thời gian. Còn với chương trình TNS bạn được phép sinh sống và làm việc tối đa tại Nhật Bản là 3 năm.
Khi bạn tốt nghiệp các trường đào tạo tại Nhật Bản, trình độ tiếng Nhật và Bằng cấp của bạn hơn hẳn các bạn TNS. Do đó, con đường thành công của bạn sẽ cao hơn so với các bạn đi TNS.

Những điểm hạn chế:
Du học tại Nhật Bản có thành công hay không phụ thuộc rất lớn vào nỗ lực của bản thân bạn. Vì ngoài việc học bạn còn phải lo đi làm kiếm tiền trang trải các khoản chi phí tại Nhật Bản như: Tiền học phí, tiền ăn, tiền nhà trọ, tiền đi lại và chi tiêu cá nhân…v.v.. Do đó, dù bạn có “cày cuốc” thì số tiền bạn gửi về quê nhà vẫn ít hơn các bạn đi TNS. Các bạn đi TNS thì chỉ lo mỗi việc là làm sao có đủ sức khỏe để “cày”
Chi phí ban đầu cho việc đi du học Nhật Bản thường cao hơn so với đi TNS từ 1,2 đến 1,5 lần. Đo đó, đối với những gia đình không có đủ điều kiện tài chính, thì đây cũng là trở ngại rất lớn khiến ước mơ sang Nhật Bản học tập không thành hiện thực.
Nói tóm lại, việc đi Du học Nhật Bản hay đi TNS, cái nào tốt hơn phụ thuộc vào cách nghĩ của bạn.
Nếu bạn nghĩ, chỉ cần sang Nhật làm việc 3 năm kiếm cho đủ 500 triệu (thông thường sau 3 năm làm việc, mỗi TNS mang về nước trung bình 400 triệu). Khi trở về quê hương có chút vốn để làm ăn và xây dựng gia đình. Tôi khuyên bạn nên chọn chương trình TNS.
Nếu bạn có ước mơ và hoài bão, muốn kiếm tiền và muốn học tập để có 1 tương lai tươi sáng hơn. Bạn nên chọn du học Nhật Bản. Vì vậy, du học Nhật Bản là đầu tư dài hạn, đầu tư vào tương lai. Còn TNS là đầu tư ngắn hạn.

Lưu ý: Các bạn học sinh đã tốt nghiệp Cấp 3, Trung cấp,  Cao đẳng, Đại học mà đăng ký đi TNS, chúng tôi thấy hơi phí. Với tấm bằng của các bạn thì hoàn toàn có thể sang Nhật học tiếng từ 1,5 năm đến 2 năm. Sau đó chuyển đổi sang Visa làm việc dài hạn tại Nhật Bản sẽ tốt hơn là các bạn lựa chon chương trình TNS.


 
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét